Trông người…

Cuộc bắc tiến của trung tâm văn hóa tâm linh Ninh Bình đã hứa hẹn mở ra những kỷ lục nhất thế giới, nhất châu Á… Theo tin Vietnamnet, ngày 17/02/2016, siêu dự án Khu Du lịch tâm linh hồ Núi Cốc, tại khu vực Đền Gàn, xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ đã được khởi công, dưới sự góp mặt của nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao từ Trung ương, địa phương cùng sự chứng kiến của hàng vạn người dân trong vùng lõi khu Việt Bắc.

Siêu dự án Khu Du lịch tâm linh hồ Núi Cốc, có tổng vốn đầu tư 15 nghìn tỷ đồng, nhằm đưa địa phương này trở thành đầu tàu về kinh tế, văn hóa, du lịch tâm linh của khu vực trung du và miền núi phía bắc. Thế nhưng, điểm nhấn của Dự án Chùa Tháp Phật Giáo nghìn tỷ bề thế nhất thế giới mới chỉ khởi động, để rồi tạm dừng suốt một nhiệm kỳ lãnh đạo.

Quy mô của dự án trải rộng trên 10 xã, thị trấn của 3 huyện, thị: thành phố Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên và huyện Đại Từ. Diện tích sử dụng đất khoảng 18.940ha, trong đó hồ Núi Cốc là 2.500ha.

Chủ đầu tư là Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường một đại gia đã thành công ở Ninh Bình, Hà Nam. Bái Đính, Tam Chúc đã thành một địa chỉ du lịch tâm linh ở vùng đồng bằng bắc bộ. Dự án Khu Du lịch tâm linh hồ Núi Cốc kéo dài trong 20 năm được chia làm 2 giai đoạn gồm khu tâm linh và vui chơi, giải trí, khách sạn, khu resort cao cấp, nghỉ dưỡng… Dự kiến, giai đoạn đầu sẽ mở cửa đón khách vào năm 2019.

bao gio du a n kho i cong

Lễ khởi công hoành tráng

Điểm nhấn tại Khu Du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc, chính là việc doanh nghiệp quyết tâm “biến” Di tích lịch sử cấp tỉnh Đền Gàn thành địa điểm tâm linh lớn nhất trong khu vực với một Chùa Tháp Phật Giáo hiện đại, chiều cao 150m, nền móng Tháp có chiều rộng 10.000m2, cùng 12 nghìn bức tranh đá tại Indonesia và Ấn Độ sẽ được doanh nghiệp đưa về Tháp lắp đặt… cũng sẽ tốn kém hàng nghìn tỷ đồng. Viễn cảnh thật hùng tráng, tương lai thật sáng tươi, song dự án liệu có được như mong muốn của nhà đầu tư? Câu chuyện dài còn đang bỏ ngỏ.

Xuân Trường là đại gia, lực mạnh. Ông từng chia sẻ với báo giới là rất quyết liệt trong công việc kinh doanh, kể cả bạn bè cũng không thỏa hiệp. Vậy mà dự án vẫn như bộ đội tập đội ngũ bài “dậm chân tại chỗ”.

bao gio du a n kho i cong

Qua nửa thập kỷ vẫn là bãi đất hoang

 

bao gio du a n kho i cong

…Và những con đường nham nhở

Mà ngẫm đến ta…

Ngắm sang Đại Từ, Phổ Yên, Thành phố háo hức triển khai dự án, lãnh đạo huyện Đồng Hỷ cũng sôi lên sùng sục, họ cũng hy vọng có một vùng văn hóa tâm linh tầm cỡ. Bắt đầu từ việc ông Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên ký quyết định Chủ trương đầu tư số 1686/QĐ-UBND ngày 20/06/2018, với mục tiêu đầu tư xây dựng khu du lịch tâm linh kết hợp với các loại hình du lịch đặc trưng cơ bản là văn hóa, lịch sử, tâm linh, sinh thái, tham quan… nêu rõ mục tiêu đầu tư xây dựng một khu du lịch hoành tráng.

Diện tích đất dự kiến sử dụng của dự án là 55,6 ha bao gồm các hạng mục đầu tư như: Khu nhà điều hành quản lý, đón tiếp, Khu dịch vụ tâm linh, Tượng Di Lặc, Khu đền thờ – mộ ông Hoàng Bẩy… Sau khi dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, phía công ty đang tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng để chuẩn bị cho việc thi công các hạng mục đầu tư xây dựng công trình dự án.

Việc triển khai dự án Khu du lịch sinh thái văn hóa Đá Thiên của công ty TNHH xây dựng Mỹ thuật Thiên Phúc rõ ràng chưa đúng thủ tục và trình tự. Đối với các dự án trên 50 ha phải được thủ tướng phê duyệt, đương nhiên dự án đang trong quá trình chuẩn bị, trầy trật mãi đến tháng 5/2020 công ty mới được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo tác động môi trường.

bao gio du a n kho i cong

Đường vào đền Đá Thiên nơi sẽ là điểm nhấn của dự án 800 tỷ

Tuy vậy, công ty đã triển khai dự án từ năm 2018, mua 18 ha đất của các hộ nông dân là đất trồng rừng và đất trồng lúa 2 vụ. Đất trồng lúa đã mua là gần 30.000 mét vuông, của 8 hộ, gồm: Hoàng Văn Vần, Nguyễn Văn Cảnh, Hoàng Văn Đông, Hoàng Văn Hoà, Dương Văn Phước, Dương Văn Khởi, Vương Xuân Ích, Dương Văn Tuấn. Thời điểm này (năm 2018) dự án chưa hoàn tất thủ tục nên chưa có cơ sở nào để được phép mua bán đất.

Doanh nghiệp kinh doanh tâm linh, lãnh đạo huyện Đồng Hỷ, lãnh đạo thị trấn Trại Cau đã nhìn thấy tiềm năng đền Đá Thiên. Và mục tiêu của họ là chiếm ngôi đền này, không phải đưa về cho cộng đồng mà là đưa về cho doanh nghiệp khai thác dự án theo kiểu “lấy ngắn nuôi dài, lấy ngoài nuôi trong”.

Đêm dài còn lắm mộng…

Vậy là tranh chấp xảy ra. Không phải ai khác tranh chấp với dân mà là chính quyền địa phương. Bất chấp luật lệ, không quan tâm đến nguyện vọng của người dân, họ đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc chỉ để “đấu” với một cụ già hơn 80 tuổi nhằm dành lấy nơi được gọi là “đền” này.

bao gio du a n kho i cong

Hình như những tấm biển ghi công đức này làm nhiều người hoa mắt

Đỉnh điểm là cuộc cưỡng chế trái pháp luật của huyện Đồng Hỷ và thị trấn Trại Cau diễn ra vào ngày 3/12/2019. Trời vừa tang tảng sáng, loa phóng thanh của Ban quản lý đền Đá Thiên từ ngoài chĩa vào trong đền tuyên truyền kế hoạch đưa Ban quản lý đền Đá Thiên vào hoạt động. Cảnh sát giao thông, trật tự giăng kín từ đường chính cách đền 2km kiểm soát ngăn cản khách thập phương vào đền làm náo loạn cả một vùng vốn là vùng sâu, vùng xa vắng vẻ, u tịch.

Hàng trăm người gồm các ban ngành đoàn thể của huyện và thị trấn. Thanh tra, Kiểm sát, Công an chính quy và dân phòng đều có mặt. Xe cẩu chuyên dụng, xe ô tô tải, xe cứu thương, máy hàn, máy cắt kim loại… cũng được tập kết đầy đủ tại hiện trường, nhằm phá cổng đền Đá Thiên để thực hiện nhiệm vụ.

Một Phó Chủ tịch UBND huyện trực tiếp chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 464 ngày 29/11/2019 của UBND thị trấn Trại Cau nhằm đưa Ban Quản lý đền Đá Thiên vào hoạt động. Vậy ai đã chiếm giữ đền Đá Thiên và đền Đá Thiên đã mất từ bao giờ mà chính quyền huyện Đồng Hỷ phải tổ chức một lực lượng mạnh đến như vậy cho việc triển khai kế hoạch “chiếm đoạt” ngôi đền?

bao gio du a n kho i cong

Ngôi đền có tên “Linh từ Đá Thiên” này liệu có thành tâm điểm của dự án gần ngàn tỷ?

Nhiều câu hỏi đặt ra với những người dân sở tại và sự ngỡ ngàng của cả gia đình bà Hoàng Thị Lý, chủ nhân mảnh đất có ngôi đền này hơn 50 năm qua, và cũng đang được UBND thị trấn gọi là thủ nhang, được UBND đưa vào danh sách là Phó Ban Quản lý đền? Cuộc “triển khai kế hoạch” rầm rộ, vô cùng tốn kém không thành vì gia đình bà Lý kiên quyết phản đối, đã buộc những người thực hiện phải ra lệnh rút quân? Trong cuộc cưỡng chế vô thiên vô pháp này công an huyện Đồng Hỷ đã vô cớ bắt 2 người nhà bà Lý. Đến bây giờ gia đình bà Lý vẫn kiện chính quyền về hành động trên.

Một doanh nghiệp giàu có, mạnh như Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường mà không triển khai nổi dự án xây dựng Khu Du lịch tâm linh hồ Núi Cốc vậy Công ty TNHH Thiên Phúc và ông chủ Đỗ Khắc Thân với dự án hơn 800 tỷ triển khai ở vùng đất khai thác khoáng sản truyền thống liệu có khả thi? Các cấp có thẩm quyền không thể không kiểm tra năng lực tài chính của doanh nghiệp và tính hiệu quả của dự án. Hơn nữa, dự án dự định triển khai trong 10 năm, nói dại, nếu Thủ tướng không cho phép chuyển đổi diện tích đất trồng lúa để thực hiện dự án thì cuộc sống của người dân đã bán ruộng cho doanh nghiệp sẽ ra sao? Lấy gì để làm ăn, sinh sống…?

Chúng tôi vẫn tiếp tục nhân được đơn thư tố cáo của nhân dân từ chuyện bắt người “chống người thi hành công vụ” trong đợt cưỡng chế trái phép cuối năm trước đến chuyện ông cán bộ chủ chốt thị trấn bị tố cáo vu khống dân… Rồi chuyện mua bán đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tất cả như nồi canh hẹ, tất cả đều vì sự thiếu công tâm của những người cầm cân nảy mực và toan tính và tham vọng của chủ doanh nghiệp. Sự việc đã kéo cả đoàn giám sát của Quốc hội vào cuộc. Hệ lụy của nó chắc còn dài.

Thuonggia24h.vn